TRƯỜNG MẦM NON XƯƠNG HUÂN
KẾ HOẠCH
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Tháng 9/2024
- NỘI DUNG
- Bệnh Tay chân miệng
- Sốt xuất huyết
- Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
- Giới thiệu cách lựa chọn thực phẩm an toàn
- HÌNH THỨC
Tuyên truyền trên bảng bố mẹ cần biết ở các lớp, trên bảng thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe dưới sân trường, trên nhóm zalo các lớp và vào buổi họp phụ huynh đầu năm.
III. NGƯỜI THỰC HIỆN
- Y tế dán tuyên truyền ở bảng thông tin tuyên truyền giáo dục sức khỏe dưới sân trường.
- Y tế đưa tài liệu cho các lớp, giáo viên có trách nhiệm tuyên truyền trên bảng bố mẹ cần biết ở lớp mình chủ nhiệm và vào buổi họp phụ huynh đầu năm.
- Giáo viên chịu trách nhiệm tuyên truyền ở lớp mình:
+ Lớp MG 3-4 tuổi: Ưng Thị Thanh Vân
+ Lớp MG 4-5 tuổi: Nguyễn Thị Nhung
+ Lớp MG 5-6 tuổi: Nguyễn Thị Ngọc Tuy
Hiệu trưởng Người lập kế hoạch
Nguyễn Thị Thu Cúc Nguyễn Thị Thanh Hà
BÀI TUYÊN TRUYỀN
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nắm được nguyên nhân và biểu hiện, cách chăm sóc trẻ bị bệnh và các biện pháp phòng bệnh.
- NỘI DUNG
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, chủ yếu là nước bọt, dịch bóng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
1. Biểu hiện của bệnh
- Thời gian ủ bệnh: từ 3 – 6 ngày.
- Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 40 độ C.
- Đau họng, chảy nước bọt liên tục.
- Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- Có vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau miệng bỏ ăn, bỏ bú
- Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
* Chú ý: có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.
- Bệnh có thể diễn biến nặng dẫn đến biến chứng viêm não-viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
2. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
- Cách ly trẻ không cho trẻ đến trường từ 10-14 ngày, người chăm sóc trẻ cần sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên
- Thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn dễ tiêu hóa. Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần, cho trẻ uống nhiều nước.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, các vật dụng của trẻ sử dụng riêng biệt và vệ sinh khử khuẩn thường xuyên. Virut có thể tồn tại trong phân đến vài tháng nên xử lý các chất thải, phân đúng nơi và an toàn.
- Dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ
3. Biện pháp phòng ngừa
- Rửa tay thường xuyên và đúng cách
- Vệ sinh thường xuyên vật dụng tiếp xúc với trẻ, đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.
- Ăn chín uống sôi, không cho trẻ ngậm mút tay, đồ chơi
- Khi thấy trẻ bị sốt và có bọng nước ở bàn tay, lòng bàn chân hoặc trong miệng, cần cho trẻ nghỉ học và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
BGH xác nhận Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu Cúc Nguyễn Thị Thanh Hà
BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Biết được các triệu chứng, các dấu hiệu khi bệnh trở nặng, những điều nên làm và không nên làm, cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
- NỘI DUNG
Bệnh lan truyền do" muỗi vằn”. Muỗi vằn truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành qua vết chích của muỗi.
- Triệu chứng
Sốt cao liên tục 2 - 7 ngày, không giảm với các thuốc hạ sốt. Trẻ vật vã, bứt rứt, nhức đầu, đau bụng chung quanh rốn hoặc hông phải. Triệu chứng xuất huyết thường xuất hiện trễ. Tử vong thường là do đưa trẻ tới bệnh viện quá trễ.
- Làm sao biết bệnh trở nặng?
Bệnh thường trở nặng vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm kể từ khi bắt đầu sốt, một vài dấu hiệu cho biết bệnh trở nặng:
+ Thân nhiệt hạ đột ngột xuống nhiệt độ bình thường nhưng trẻ vẫn lừ đừ, bứt rứt.
+ Tay chân lạnh, tiểu ít.
+ Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, ói ra máu, đi cầu phân đen, chỗ tiêm thuốc bị tụ máu bầm.
- Những điều nên và không nên làm
Không cho trẻ uống Aspirin để hạ sốt vì Aspirin làm cho dễ xuất huyết hơn. Không cạo gió, cắt lể khi trẻ bị sốt vì làm cho trẻ chảy máu nhiều hơn và gây khó khăn cho bác sĩ khi định bệnh.
Không bắt trẻ nhịn ăn uống, ngược lại, phải cho uống nhiều nước, nhất là các loại cam, chanh hoặc dung dịch Oresol.
Ðiều nên làm là đưa trẻ nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Phòng ngừa
Ngủ mùng, không để muỗi cắn, không cho trẻ chơi ở bụi rậm, góc kẹt nhà vì muỗi vằn thường núp ở chỗ tối trong nhà.
Thu dọn đồ đạc trong nhà gọn ghẽ, không treo quần áo bừa bãi.
Thu dọn vỏ chai, mảnh sành, đồ hộp đọng nước... là nơi có nhiều lăng quăng của muỗi vằn.
Ðậy nắp các lu khạp chứa nước không cho muỗi đẻ trứng.
Dùng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi.
Phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước với thông điệp “mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng bọ gậy” tại hộ gia đình, tại nơi làm việc.
BGH xác nhận Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu Cúc Nguyễn Thị Thanh Hà
BÀI TUYÊN TRUYỀN
DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO TRẺ
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non – Cân đối các nhóm thực phẩm cần thiết
- Thực phẩm tinh bột
Nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu hàng ngày cho trẻ là cơm, cháo. Tuy nhiên ngoài cơm, cháo bạn có thể bổ sung những thức ăn từ bánh mì, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc, mì ống…Để tránh tình trạng trẻ nhàm chán, biếng ăn, bạn có thể thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm, làm đa dạng hơn thực đơn hàng ngày của trẻ.
- Thực phẩm giàu protein
Thịt, cá, trứng, sữa và các chế phầm từ sữa hay các loại đậu, ngũ cốc là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho trẻ. Trẻ cần ăn một ngày 2 bữa đầy đủ đạm.
3. Thực phẩm chứa chất béo có lợi.
Chất béo rất cần thiết cho một chế độ dinh dưỡng hợp lý của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ cần được cung cấp chất béo cần thiết cho quá trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không thể nào thiếu dầu, thịt, bơ, sữa, phomai…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa là nguồn thực phẩm rất quen thuộc và dường như không thể thiếu với trẻ nhỏ. Sữa giàu canxi, vitamin và khoáng chất có lợi cho trí não của trẻ. 2 ly sữa mỗi ngày là đủ cho trẻ ở độ tuổi mầm non. Ngoài ra váng sữa, phô mai, sữa chua cũng là những nguồn bổ sung vitamin D cực kỳ tốt cho bé. Tuy nhiên không phải loại sữa chua nào cũng cung cấp vitamin D. Chúng ta cần xem rõ nhãn mác, nguồn gốc và thành phần của sản phẩm.
- Hoa quả và rau xanh
Trẻ nhỏ cần ăn nhiều rau, củ để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ
Không phải trẻ nào cũng thích ăn rau, củ, quả. Tuy nhiên đây là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Hoa quả và rau xanh chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ phòng ngừa táo bón. Ngoài ra, các vitamin có trong hoa quả còn giúp trẻ ngăn ngừa một số bệnh. Ví dụ: vitamin C có trong cam, quýt, ổi giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, tránh xa các bệnh cảm, cúm thông thường; vitamin A có trong cà rốt, cà chua giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt…
Bạn có thể linh hoạt chế biến nguồn nguyên liệu này bằng nhiều cách: nấu canh, ăn trực tiếp, trộn với sữa chua, xay nước ép, sinh tố…Cha mẹ cũng có thể thường xuyên cho bé ăn các bữa phụ với trái cây thái nhỏ, rất dễ ăn và được nhiều bé yêu thích.
- Đồ uống cho trẻ
Theo các chuyên gia, ở độ tuổi mầm non trẻ có thể uống 6 ly nước mỗi ngày. Đặc biệt đối với những trẻ hiếu động, chơi đùa nhiều thì cần bổ sung nhiều nước tránh tình trạng mất nước. Tuy nhiên nước chủ yếu các bé mầm non uống không nhất thiết chỉ là nước lọc. Bởi sữa cũng là thức uống cực kỳ quan trọng giữa những bữa chính. 2 ly sữa mỗi ngày là đủ để cung cấp canxi, vitamin D và các vi chất cần thiết cho ở độ tuổi mầm non đến khi 8 tuổi.
- Thực phẩm và đồ uống cho trẻ mầm non cần tránh
- 1. Thực phẩm không tốt cho trẻ
Ở trẻ nhỏ, mọi thứ còn non nớt, nhất là với hệ tiêu hóa và đường ruột. Vậy nên chúng ta cần lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không chất độc hại. Để tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ, chúng ta nên tránh cũng như hạn chế những loại thực phẩm sau:
- Cá biển như cá kiếm, cá mập…do chứa hàm lượng thủy ngân cao.
- Đồ ngọt và nhiều thực phẩm có đường nếu trẻ ăn nhiều sẽ dễ tăng cân và bị hỏng răng.
- Thức ăn nhanh, đồ chiên rán nếu lạm dụng nhiều sẽ khiến bé thừa cân.
- Những món cứng, quá rắn ảnh hưởng đến răng của bé: hoa quả khô, các loại hạt, bánh kẹo cứng…Tốt nhất nên cho bé ăn đồ đã được thái nhỏ, nấu chín mềm.
- Các món ăn đường phố, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đồ uống không “thân thiện” với trẻ mầm non
-Thức uống có ga, đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản cần hạn chế cho trẻ dùng.
- Trà và cà phê nên tránh trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ mầm non. Bởi chúng sẽ làm giảm quá trình hấp thu sắt.
- Lưu ý đối với nước ép hoa quả, các mẹ nên cân nhắc với lượng vừa phải. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều lần trong ngày. Bởi trong nước hoa quả có tính axit có thể phá hủy men răng sữa còn mỏng của bé.
Tuy rằng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần cân bằng và lựa chọn đầy đủ chất nhưng không có nghĩa là bạn quá khắt khe, quản lý nghiêm ngặt chuyện ăn uống của con. Đừng ép con ăn những món không thích! Hãy từ từ tạo hứng thú trong mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả lâu dài.
Ngoài việc xây dựng bữa ăn hợp lý. Bên cạnh đó phụ huynh cần tạo cho trẻ các hoạt động trải nghiệm qua đồ dùng đồ chơi, qua các hoạt động, qua tiếp xúc môi trường, ngay tại không gian mỗi gia đình. Qua các kênh trên truyền hình để trẻ được tiếp cận (Phụ huynh có thể cập nhật trên kênh truyền hình VTV1 vào vào 20h05 và VTV7 vào thời gian 9h00 và 20h00 hàng ngày để được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý và tổ chức các hoạt động vui chơi học tập cho trẻ mầm non. Đặc biệt trong thời gian này phụ huynh cùng các con hạn chế ra ngoài, Không tiếp xúc chỗ đông người.
Hy vọng bài viết trên giúp các bậc phụ huynh phần nào chăm sóc tốt hơn đến dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ nhỏ trong gian đoạn phòng chống dịch bệnh covid-19. Giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chúc phụ huynh và các con luôn có sức khỏe tốt. Xin trân trọng cảm ơn./.
Hiệu trưởng Người tuyên truyền
Nguyễn Thị Thu Cúc Nguyễn Thị Thanh Hà
BÀI TUYÊN TRUYỀN
CÁCH LỰA CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN
I.MỤC ĐÍCH
Biết cách chọn thực phẩm an toàn .
- NỘI DUNG
- Chọn thịt
+ Thịt lợn : Mặt cắt của thịt có màu hồng sáng, bì mỏng mềm mại, thớ thịt săn, độ đàn hồi tốt( lấy ngón tay ấn vào thịt khi buông ra không để lại vết lõm tay), thịt cầm chắc tay, ráo, mỡ màu sáng, có độ chắc, mùi vị bình thường, mặt khớp xương láng và trong, tủy bám chặc vào thành ống tủy ,đàn hồi.
+ Thịt bò: Thịt tươi, ngon cầm chắc tay, ráo hơi dính, thớ thịt mịn, màu đỏ tươi,,gân trắng mỡ hơi vàng. Thịt bò cái ngon hơn thịt bò đực
+ Thịt bê: Thớ thịt mịn, mỡ trắng , ăn mềm hơn thịt bò.
+ Thịt trâu: Thớ thịt to, màu thịt đỏ tía, mỡ trắng hơn thịt bò
- Chọn mua gia cầm
+ Chọn gà: Chọn con khỏe mạnh, màu đỏ tươi, chânthẳnh, nhẵn không đóng vẫy, ức dày, hậu môn không ướt, không nên chọn gà già quá, hoặc non quá( bấm nhẹ dưới ức thấy xương mềm là gà non, xương cứng nhọn là gà già), tốt nhất là chọn gà gần đẻ , da lông mềm mại, lỗ chân lông nhỏ, mào đỏ, hậu môn nhỏ, gà ta thịt vàng ăn thơm ngon hơn gà công nghiệp.
+ Chọn vịt: chọn con trưởng thành và béo, mọc đủ lông ( điểm mú của 2 cánh vuùa đủ chéo vào nhau). Không nên chọn vịt non vì ăn không ngon lại mất nhiều công nhổ lông tơ, vịt non mỏ mềm, vịt già mỏ nhỏ và cứng. Khác vối gà, vịt đục ngon hơn vịt cái.
- Chọn trứng
+ Vỏ sáng màu , có một lớp màng mỏng nổi lên những hạt giống bịu phấn ( vỏ không bóng). Cầm trứng soi vào đèn hoặc ánh sáng mặt trời thấy lòng trắng, lòng đỏ không phân biệt rõ, khối lòng đỏ hiện lên như một bóng mờ nằm ở chính giữa, nếu thả xuống chậu nước, trứng sẽ chìm, nằm ngang dưới đấy chậu.
- Chọn thủy sản
+ Chọn cá: cá tươi, mình cứng, vẫy sáng, óng ánh, mắt cá sáng, trong, đầy và sạch, mang cá màu đỏ tươi, không nhớt, tịt cá có tính đàn hồi tốt , tốt nhất là chọn cá bơi trong chậu
+ Chọn tôm: tôm tươi, vỏ có độ bóng sáng, trong xanh, trơn láng, cứng và dai, không nên mua tôm đầu dễ rời, chân và càng dễ rụng
+ Chọn cua: dùng tay ấn mạnh vào yếm cua, cua chắc nhiều thịt thì yếm cứng, không bị lún xuống, muốn ăn cua gạch chọn con cái, muốn ăn cua thịt thì chọn cua đực (yêm nhỏ)
+ Chọn ốc: dùng tay đụng nhẹ vào vãy ốc, nếu ốc sống sẽ tự khép kín vẫy, ốc béo thì vẫy ở gần miệng ốc, ốc gầy vẫy lùi vào trong, ốc chết có mùi hôi, vẫy thụt vào trong.
- Chọn rau quả tươi
+ Rau, quả tươi, sáng màu, không dập nát. Nên chọn rau có màu xanh non hoặc xanh thẫm, củ quả có màu vàng, đỏ để chế biến cho trẻ ăn(vì có chứa nhiều vitamin C và caroten).
BGH xác nhận Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu Cúc Nguyễn Thị Thanh Hà